nhandan.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-giai-phong-dan-toc-giai-phong-giai-cap-giai-phong-con-nguoi-post466465.html
1 Users
0 Comments
2 Highlights
0 Notes
Tags
Top Highlights
Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước khi các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị thất bại và dìm trong biển máu. Nguyên nhân làm cho các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước thất bại chủ yếu do không có đường lối đúng đắn. Tình hình cách mạng Việt Nam trước khi có Ðảng đen tối như không có đường ra. Trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau hơn 10 năm hoạt động trong phong trào các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân trên khắp các châu lục, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Ði theo Lê-nin, nghiên cứu kinh nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì sau khi cách mạng thắng lợi, quyền lực chính trị, quyền lợi thuộc về quần chúng công nông. Tiếp thu chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản. Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Bác Hồ ủng hộ Quốc tế Cộng sản do Lê-nin sáng lập, tham gia Ðại hội Tua, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người sáng lập Ðảng Cộng sản Pháp. Như vậy, ngay từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản. Nghĩa là sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, những người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời mà gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, những người lao động khắp các châu lục. Ðiểm đặc sắc, nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là, ngay lúc đầu khi tiếp thu lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã thấy được vai trò to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc như "hai cánh của một con chim". Rằng, cách mạng ở các nước thuộc địa có thể và phải chủ động tiến lên giành thắng lợi, không thụ động chờ thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc mà bằng cuộc đấu tranh của nhân dân do Ðảng lãnh đạo, cách mạng thuộc địa thắng lợi có thể góp phần hỗ trợ tích cực cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ nhận thức ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng các tầng lớp thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức... Nguyễn Ái Quốc thành lập các tổ chức yêu nước và cách mạng, tập hợp lực lượng, bồi dưỡng, đào tạo cốt cán, tiến tới thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam để trong nước thì tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, bên ngoài thì liên hệ với giai cấp vô sản khắp các nơi.
Người chỉ rõ: Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của cách mạng. Bởi vì, "nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được (Văn kiện Ðảng, Toàn tập, t3, tr.48). Bác Hồ nói, dù có phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập.
Glasp is a social web highlighter that people can highlight and organize quotes and thoughts from the web, and access other like-minded people’s learning.